Trang

Chào mừng bạn đến với BLOG LUONG MIEN!

30 tháng 4, 2009

10 chai nước hoa đắt nhất thế giới...(ST)

Có khi nào bạn nghĩ những loại nước hoa đắt tiền nhất trên thế giới thật ra không phải do mùi hương quyết định giá tiền, mà chính là kiểu dáng và thành phần của chai nước hoa mới quyết định? Có nhiều cách giải thích! Nhiều người vin vào cớ rằng vì nó đắt giá nên chắc hẳn mùi hương của nó thực sự tuyệt vời! Không hẳn vậy! Mười chai nước hoa đắt nhất thế giới hiện nay sẽ bật mí cho bạn về thế giới thực bên trong những khoản tiền kinh hoàng ấy!

Đứng đầu bảng xếp hạng là cái tên nhãn hiệu “Clive Christian's Imperial Majesty”. Giá tiền: 215 000USD (khoảng 424$/ml). Điều đặc biệt là chỉ có 10 chai được sản xuất. Vỏ chai được làm bằng phalê, cổ chai được dát vàng 18 cara và đính 1 hạt kim cương 5 cara. Chính bởi vậy, Clive Christian''s Imperial Majesty được coi là chai nước hoa đắt tiền nhất thế giới của Clive Christian.



Xếp hạng thứ hai là “Clive Christian's No.1” . Giá 2 150$ (khoảng71$/ml). Chai được làm bằng pha lê thượng hạng và đính 1 viên kim cương 33 cara ở cổ chai. Thành phần nước hoa được tinh chế từ cây ngọc lan trồng tại Madagascar , vanilla, cây orris, nhựa cây tự nhiên, gỗ đàn hương và mùi cam chanh.




Xếp thứ 3 là “Caron Poivre”, giá 2 000$ (khoảng 33,33$/ml). Hãng Caron được thành lập tại Paris với 101 năm tuổi. Thương hiệu Poivre ra đời năm 1954, nghĩa là “hạt tiêu” trong tiếng Pháp. Nó là sự kết hợp giữa mùi hương của hạt tiêu đen và đỏ, cây đinh hương và các gia vị khác.




Xếp thứ 4 là nước hoa “Channel No 5”, giá 1 850$ (khoảng 4$/ml). Channel no 5 có lẽ là loại nước hoa được biết đến nhiều nhất trên thế giới, nó là loại nuớc hoa đầu tiên đuợc mang tên người tạo ra (Coco Chanel) và vẫn giữ vững tên tuổi cũng như thương hiệu là 1 trong những loại nước hoa hàng đầu từ đó tới nay.



Vị trí thứ 5 dành cho “Baccarat's Les Larmes Sacrées de Thebes”. Giá 1 700$ (khoảng 226$/ml). Baccarat được biết đến nhiều nhất bởi sự tinh khiết và chất lượng pha lê của vỏ chai, hàng bắt đầu sản xuất nước hoa từ những năm 90 với 3 nhãn hiệu nước hoa độc quyền. Chỉ có 6 chai Les Larmes Sacrées de Thebes tại Harrods, London . Cái giá của nó khá cao là do sự độc đáo của vỏ chai hình kim tự tháp làm bằng pha lê Baccarat, và mùi của nó phảng phất hương trầm và nhựa cây đuợc lấy cảm hứng từ Ai cập cổ đại.



Vị trí thứ 6 là “Eau d'Hadrien” của hãng Annick Goutal. Giá 1 500$ (khoảng 14,7$/ml). Annick Goutal là một nhà thiết kế nuớc hoa nguời châu Âu, người mẫu và nghệ sĩ dương cầm với nhiều giải thưởng.
Mùi Eau d'Hadrien của bà hết sức dễ chịu, nó là sự kết hợp giữa mùi chanh, nho và cây bách của người Sicilian. Vỏ chai làm bằng pha lê Baccarat và ra đời năm 2005.



Xếp vị trí thứ 7 là “24 Faubourg” của hãng Hermès. Giá $1,500 (khoảng 59$/ml). Mùi thơm cổ điển của loại nước hoa này là sự pha trộn ấm áp của hoa hồng, iris, mùi cam, tất cả gợi cho bạn về sự tinh tề và sang trọng. Chỉ có khoảng 1000 chai được bán trên toàn thế giới.



Không thể không kể đến nhãn hiệu Shalini của hãng Shalini Parfums với vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng. Giá $900(khoảng 13.6$/ml). Loại nước hoa này được tạo ra bởi Symrise Maurice Roucel - Người cũng đã gây dựng được tên tuổi của mình qua hàng loạt giải thưởng như American Fii và French Oscar cho Hermes 24 Faubourg và Europen Fifi và French Fifi và French Oscar cho Tocade. Hiện chỉ có 900 chai trên toàn thế giới.



Ở vị trí thứ 9 là Jean Patou's Joy. Giá $800(khoảng 26.6$/ml). Ra mắt lần đầu tiên vào năm 1930 bởi nhà chế tạo nuớc hoa hàng đầu Jean Pateau. Ông tạo ra Joy như một món quà cho những người phụ nữ Mỹ sau vụ khủng hoảng kinh tế 1929 đầy trắc trở. Joy là mùi nước hoa của sự tưởng nhớ qúa khứ. Mùi của nó gồm hoa hồng Bulgarian, hoa huệ, hoa nhài, nhưng độ đậm đặc của nó đậm hơn những loại nước hoa thông thường: 1 ounce nước hoa chứa 10,600 bông hoa nhài và 336 bông hoa hồng. Khi Joy được giới thiệu vào năm 1930, nó được coi là nước hoa đắt nhất thế giới thời bấy giờ.




Xếp vị trí thứ 10 là “JAR Parfums " Bolt of Lightning”. Giá $765 (khoảng 25.5$/ml). Được thiết kế bởi Joel A. Rosenthal, nhà thiết kế trang sức khi ông làm cuộc mạo hiểm bước vào vương quốc pha chế nước hoa, và phòng triển lãm của ông ở Paris trở thành nơi ghi lại những gì thuộc về phong cách và tính cách của ông. Hình chớp được làm bằng tay và trang trí trên thành, những rãnh nhỏ cũng là một phần trong những thành quả thiết kế về trang sức của ông. Bolt of lighting là extrait de parfum được đựng trong chai thủy tinh, làm và thiết kế bởi chính tay Rosenthal.


Sách giáo khoa nên một hay nhiều bộ...


Bài tham gia Diễn dàn “ Sách giáo khoa nên một hay nhiều bộ”

Trong thời gian học tập ở nước ngoài, tôi  đã thường xuyên  sử dụng các sách giáo khoa (SGK) khác nhau cho cùng một môn học. Những SGK đó  có quyển thì tôi mua, quyển mượn trong thư viện trường và có quyển của bạn bè lớp trên để lại. Dù thời gian xuất bản của các SGK đó rất khác nhau, có thể cách nhau cả chục năm, nhưng vẫn có giá trị sử dụng. Thông thường vào năm (hay kỳ)  học mới, khi bắt đầu môn học nào đó,   giáo viên bộ môn  giới thiệu  một số SGK của các  tác giả khác nhau liên quan đến môn học để học sinh lựa chọn sử dụng. Học sinh sử dụng sách nào và cách nào để có sách là quyền của họ.

 Nội dung,  các cuốn SGK này không có gì khác nhau về hàm lượng kiến thức và khung chương trình. Phần khác nhau chỉ là hình thức trình bày, cách diễn đạt, minh họa để dẫn dắt học sinh nắm bắt được các kiến thức cốt lõi của môn mọc. Tùy trình độ chuyên môn và khả năng sư phạm từng của tác giả, nên có cuốn trình bày đơn giản, dễ hiểu, văn phong trong sáng; cũng có có cuốn trình bày vấn đề một cách hết sức chi tiết, có tính hàn lâm và có những kiến thức gợi mở, nâng cao gây sự tò mò muốn khám phá của học sinh… 
   
 Như vậy, việc có nhiều bộ SGK và học sinh được quyền chọn SGK để học không phải là điều gì mới mẻ. Để thực hiện được việc này cần có các điều kiện sau đây:
Trước hết, và là điều kiện quan trọng nhất là phải có “ chuẩn kiến thức và chuẩn  chương trình giáo dục phổ thông” thống nhất ở cấp độ quốc gia cho từng môn học, cấp học và bậc học .

 Chuẩn kiến thức là lượng kiến thức phổ thông (general knowledges) tối thiểu mà học sinh phải đạt được đối với từng môn học theo chương trình chuẩn  cho từng cấp học / bậc học. (Ví dụ:  học sinh học xong lớp 1, đối với môn tiếng Việt phải biết đọc, biết viêt; đối với môn toán:  biết đếm và làm các phép tính cộng trừ đến 100…;  ).
 Cần phân biệt rõ “kiến thức phổ thông” với các kiến thức nói chung khác như: kiến thức nâng cao (advanced knowledges), kiến thức chuyên gia (expert knowledges)…  Kiến thức phổ thông của từng lĩnh vực  là những kiến thức cơ bản, đã định hình, cần được phổ cập để mọi người biết để có thể áp dụng ngay trong cuộc sống thường nhật làm cho cuộc sống ngày một tốt hơn  .

 Chương trình phổ thông chuẩn  là số lượng các môn học cần thiết của từng cấp hoc, bậc học và thời lượng  tối thiểu phải học của  từng môn học đó.  (Ví dụ lớp 1 phải học các môn tiếng Việt, làm toán, giáo dục công dân…, mỗi môn trong  niên học phải được dạy và học trong bao nhiêu giờ… ). Phải qui định thời lượng học tối thiểu cho từng môn để có tđủ thời gian cho đa phần học sinh có thể nắm được kiến thức môn học ngay trên lớp. 
      
Chuẩn kiến thức và chương trình học  cho từng môn học, cấp học và bậc phải được các nhà khoa học, các nhà sư phạm có trình độ, tâm huyết và uy tính phối hợp cùng các nhà quản lý giáo dục chuyên nghiệp  xây dựng  trên cơ sở truyền thống văn hóa, thực tiễn chính trị,  kinh tế, xã hội của đất nước trong  giai đoạn từ 10 -20 năm và  phải được Hội đồng giáo dục quốc gia đứng đầu là Thủ tướng (hoăc Phó thủ tướng) Chính phủ xem xét phê chuẩn cho đưa vào sử dụng bằng một văn bản pháp luật (như Nghị định của Chinh phủ)  để thi hành trong phạm vi cả nước.    
       
Chương trình học và chuẩn kiến thức trong SGK là chuẩn quốc gia, chứ không phải là ý muốn chủ quan  của người biên soạn, có tính  pháp qui buộc phải tuân thủ. Điều này giải thích vì sao có những kiến thức đưa vào  SGK dẫn đến  tranh chấp ngoại giao giữa các nước , có khi rất nghiêm trọng,  đặc biệt  là các vấn đề về lịch sử, địa lý, văn hóa… có liên quan tới quốc gia khác (ví dụ như đánh giá về các cuộc xung đột vũ trang, việc vẽ bản đồ lãnh thổ quốc gia …).

Căn cứ chuẩn kiến thức và chương trình thống nhất của môn học , người biên soạn SGK, bằng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm sư phạm của mình  sẽ trình bày, dẫn dắt theo những  phương pháp tối ưu nhất giúp cho người học từng bước tiếp cận nội dung môn học, rèn luyện, thực hành… để cuối cùng thu nhận được kiến thức của môn học theo chuẩn để ra.

Trong SGK, phần kiến thức phổ thông  là bắt buộc, song cũng cho phép có phần kiến thức nâng cao (advanced knowlege). Phần kiến thức nâng cao  có tính chất “để tham khảo” (và thường được ghi rõ như thế),  không bắt buộc phải học, phải dạy, phải thi, nhưng phần lớn các tác giả thường cố gắng đưa phần  này vào sách của mình  để tạo sự khác biệt và hấp dẫn những học sinh có năng lực xuất sắc.    
 
Vì SGK biên soạn theo chuẩn kiến thức phổ thông nên tuổi thọ của sách giáo khoa tương đối dài (thường là 10 năm) do đó tiết kiệm được rất nhiều chi phí  cho xã hội. Trường hợp có  kiến thức cần cập nhật và/hoặc  nâng cao thì  người ta sẽ đưa vào các sách tham khảo dành cho những người có quan tâm.

Khi đã có chuẩn kiến thức và chương trình thống nhất ở cấp quốc gia thì việc biên soạn một hay nhiều bộ sách giáo khoa không còn là vấn đề phải tranh luận nữa vì ai biên soạn cũng phải xoay quanh chuẩn kiến thức và chương trình qui định đó . Lúc này ,  việc biên soạn sách riêng cho từng vùng, từng địa phương lại là cần thiết và được khuyến khích vì nó phù hợp tập quán và điều kiện kinh tế , văn hóa, xã hội  của địa phương.

Đối với nhà trường, căn cứ vào vào chương trình học qui định sẽ  tiến hành lập thời gian biểu chi tiết cho từng môn học và  chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác (địa điểm, giáo cụ…) phục vụ cho việc dạy học của giáo viên và học tập của học sinh, có tính đến các điều kiện cụ thể của trường , của địa phương,.

Đối với giáo viên, với vai trò là người truyền thụ kiến thức, phải tìm ra các phương thức sinh động nhất, hiệu quả nhất để  truyền đạt kiến thức theo chuẩn qui định đến từng học sinh thân yêu của mình thông qua các bài giảng trên lớp. Giáo án lên lớp của giáo viên và bài giảng của họ chính là SGK. Họ không bắt buộc phải dạy theo bất kỳ cuốn SGK nào.

Đối với học sinh, khi đã có mục tiêu học tập rõ ràng (để đạt chuẩn kiến thức theo chương trình qui định), việc học sẽ trở nên chủ động. Học sinh có thể tiếp nhận kiến thức từ bất kỳ nguồn nào miễn cuối cùng là đạt chuẩn. Điều đó tạo ra sự đa dạng về môi trưòng học tập (học trường công, trường tư, giáo dục từ xa…),  phương  thức học tập ( học thầy, học bạn, học qua SGK, qua internet…) và tạo ra sự bứt phá trong mỗi cá nhân học sịnh (vì thế mới có được những học sinh 10-12 tuối đã tốt nghiệp PTTH và thi đậu đại học...)

Đặc biệt, việc đánh giá kết quả học tập và thi cử của học sinh  phải căn cứ  tối thượng  vào “chuẩn kiến thức và chương trình phổ thông” đã  qui định chứ không phải “ theo SGK”. Đề thi phải nằm trong chương trình và xuay quanh kiến thức chuẩn. HS có thể giải bài thi theo bất kỳ phương pháp nào mà họ biết miễn là kết quả cuối cùng phù hợp với đáp án. Không được bắt ép học sinh phải giải bài thi tuần tự qua các bước như trình bày trong sách giáo khoa.

Từ những trình bày trên đây, tôi cho rằng: trong khi nền kinh tế chưa phất triển, chuẩn kiến thức và chương trình học của từng cấp /bậc phổ thông còn có nhiều tranh cãi; ranh giới đúng/sai, chính xác/ chưa chính xác về các sự  kiện lịch sử, địa lý, các phạm trù đạo đức,  xã hội, nhân văn… hết sức mỏng manh thì việc có nhiều người biên soạn, nhiều nhà xuất bản phát hành chỉ làm cho trình trạng trên thêm phức tạp.Khó có cơ quan, tổ chức hoặc chuyên gia  nào có đủ uy tín và trình độ có thể làm trọng tài đánh giá một cách “tâm phục khẩu phục được”. Và lúc đó việc lãng phí kiến thức, lãng phí thời gian, của cải của xã hội rảy ra là điều khó tránh khỏi và cuối cùng học sinh và gia đình sẽ gánh hậu quả.

Hinh minh họa

28 tháng 4, 2009

Người Việt tư duy bằng bụng...(ST)


Bài viết sau đây rất ngộ, mời đọc và suy ngẫm

Người Việt lạc quan nhất thế giới bởi vì họ không chỉ tư duy bằng cái đầu, 
mà còn có cái bụng tham gia vào quá trình suy nghĩ, cảm nhận. Người Việt 
nghĩ gì, cảm gì bằng... cái bụng của mình? GS. Trí Việt luận giải.




Theo kết quả khảo sát của Tổ chức Gallup International (GIA) về mức độ lạc quan của người dân 53 nước trên thế giới năm 2007, người Việt Nam được đánh giá là lạc quan và vô tư nhất thế giới. Họ dẫn đầu thế giới về mức độ tin tưởng vào tương lai tươi sáng (mặc cảnh báo về những đám mây lạm phát đã bắt đầu vần vũ trên bầu trời kinh tế đất nước từ năm 2007 và đã biến thành giông bão trong năm 2008).

Đầu năm 2009, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, vị Đại sứ Nhật Bản tại Hà Nội cũng vẫn đưa ra nhận xét tương tự trên báo Đầu tư: "Người Việt Nam suy nghĩ rất tích cực về tương lai, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng, tương lai sẽ tốt đẹp hơn hiện tại… Lạc quan có lẽ là một tố chất nằm trong "gene" của người Việt." 

Ra nước ngoài, người Việt thường được đánh giá là trẻ hơn so với tuổị, được xếp vào những tộc người trẻ trung nhất thế giới. Người Việt luôn thường trực nụ cười trên môi, vui cũng cười, được khen cũng cười, bị phê phán cũng cười, theo đúng tinh thần "dĩ bất  biến ứng vạn biến" mà các cụ dặn. 

Một dân tộc bị thử thách bởi một lịch sử bi tráng và một số phận nghiệt ngã, bao đời sống trong nghèo nàn và thiếu thốn, lại trải qua quá nhiều giai đoạn chiến tranh đầy mất mát, đau thương, vậy tại sao người Việt đứng đầu thế giới về tinh thần lạc quan như đánh giá của công luận quốc tế trong những năm vừa qua? 

****

Tôi cứ tự hỏi nên phải lý giải như thế nào về hiện tượng này và đem thắc mắc của mình trình bày với Giáo sư Trí Việt. Sau đây là trích từ khảo cứu và các kiến giải của vị giáo sư khả kính của chúng ta về vấn đề trên: 

Người Việt tư duy và suy xét mọi vấn đề bằng bụng 

Người Việt lạc quan nhất thế giới, thuộc loại trẻ trung nhất thế giới có lẽ là do người Việt biết giữ cho đầu óc mình luôn thảnh thơi, an nhàn, vô tư, chẳng phải tư duy, vô lo vô nghĩ.

Với người Việt, nhiệm vụ tư duy, suy xét và cảm nhận thay cho đầu óc và cả trái tim còn được giao cho cả... cái bụng. Thật vậy, người Việt thường "nghĩ bụng". Mọi suy xét và cảm nhận mọi vấn đề đều theo phương thức rất đơn giản cưń”ưng cái bụng” là được. Cái bụng của người Việt  có thể hoàn thành "xuất sắc" nhiều chức năng phong phú và đa dạng về cả vật chất lẫn tinh thần.
 
Người Việt có chỉ số thông minh riêng của mình để đánh giá con người, đó là sự “sáng dạ hay tối dạ“ của người đó. Một chỉ số  định tính (cũng lại  liên quan tới cái bụng) không cần phải đo đạc phức tạp và tốn kém kiểu chỉ số IQ của phương Tây và người ta có thể toàn quyền quyết định chỉ số đó âm hay dương mà chẳng cần hỏi a.


Người Việt cũng có những phương pháp “suy diễn  hữu hiệu” để nắm bắt sự thật khách quan bằng cách: “Suy bụng ta ra bụng người“. Chả thế mà người Việt nhận biết được ngay tính thích ghanh đua  của  mình  cả trong tiếng gáy của các chú gà: ”Con gà tức nhau tiếng gáy” có lẽ cũng từ  phương pháp “Suy bụng ta ra bụng…ga"̀ vậy!
 
Để xác định phẩm chất của con người, người ta dùng cặp phạm  trù đối xứng kiểu âm dương để đánh giá một con người là “Anh tốt bụng“ hay “Anh xấu bụng”.
 
Nói về sự giả dối, âm mưu và dã tâm,  người Việt cũng vận  dụng  tới cái bụng: “Miệng nam mô bụng một bồ dao găm”!

Người Việt thể hiện tình cảm và tình yêu cũng bằng bụng!





Những tình cảm hỉ nộ ái ố với rất nhiều cung bậc tình cảm của con người, người Việt cũng thường biểu đạt tập trung nơi bụng dạ của họ.

Để miêu tả sự bực tức đã có: "Tức lộn ruột lộn gan", "Giận bầm gan tím ruột"; để biểu đạt sự "hài lòng", thỏa mãn: "Mát ruột mát gan" hay "Mát lòng mát dạ"!

Khi đạt được độ tin cậy, thân thiện, người Việt có thể: "Cởi lòng cởi dạ" hay chừng mực hơn: "Được lời như cởi tấm lòng"!

Để diễn tả sự nhất trí hay chưa tán thành, người Việt biểu đạt như sau: "Họ bằng lòng với đề xuất này" hay: "Họ bằng mặt nhưng không bằng lòng"! 

Ngay cả trong tình yêu, thay vì sự rung động và thổn thức của trái tim yêu đương, người Việt lại thể hiện tình yêu thông qua cái bụng như sau: "Họ phải lòng nhau", "Anh ta phải lòng cô ấy" hoặc ngược lại.


Bàn về thức tư duy duy cảm của người Việt 

Khi người Việt nghĩ bụng (thay bằng nghĩ bằng đầu) thì trên trái đất này họ là đại diện gần như duy nhất cho một thức tư duy duy cảm, khác hẳn với trường phái  tư duy duy lý ở phương Tây, duy tâm linh lấy tinh thần làm trọng ở Ấn Độ hay trường phái Trung Hoa với thức tư duy trung quân và  tư tưởng Khổng Tử lấy vua, cha làm trọng. 

Người Việt đặc biệt biết cách chuyển giao các chức năng của bộ óc cho cái bụng, dùng bụng để tư duy và suy xét hầu hết mọi công việc. Bộ não bị kẹt cứng trong hộp sọ nên các hoạt động của nó dễ bị cứng nhắc. Cái bụng ngược lại không bị giới hạn đó nên nó có thể co giãn, năng động hơn, dễ xoay xỏa ứng phó hơn.


Trong quá khứ, điều này có thể đã  rất cần thiết cho cuộc đấu tranh vì sự sinh tồn đầy cam go và đôi khi bế tắc của người Việt tại đồng bằng sông Hồng, mảnh đất có quá  nhiều biến động  bất trắc, thường xuyên bị thiên tai, thiếu đói và giặc dã. Trong điều kiện "sống bữa nay, lo bữa mai", để  tồn tại, người Việt không thể cứng nhắc, cần ứng phó nhanh và thực dụng trước mắt! Người Việt không thể và cũng không lo lắng xa vời, họ luôn thích ứng với hoàn cảnh, đôi khi bằng cách “Nước đến chân mới nhảy”. 

Với thức tư duy này, người Việt nhận thức thế giới xung quanh chủ yếu bằng trực giác và cảm nhận chủ quan của mình (như thế tốn ít năng lượng và sức lực hơn nhiều so với những trường phái tư duy khác). Yếu tố logic ở đây trở nên không quan trọng vì họ quan niệm "Một trăm cái lý không bằng một tý cái tình!" 

Nghiên cứu "Bụng người Việt nghĩ gì, cảm gì?" cùng với thức tư duy duy cảm của họ không chỉ nhằm lý giải vì sao người Việt lạc quan, vô tư và trẻ trung nhất thế giới. Cách lập luận như đã trình bày ở trên đối với nhiều người có thể hơi ngụy biện nhưng cũng cần thấy rằng còn có những cách kiến giải khác không lấy gì làm tế nhị lắm như "điếc không sợ súng" chẳng hạn!

Mục tiêu quan trọng hơn là có thể làm rõ được nhiều hiện tượng khác về tâm thức, nhận thức, hành vi ứng xử và cảm nhận của họ, giúp người Việt tự hiểu mình và nhận thức về mình tốt hơn cả về mặt mạnh và mặt yếu . 

Cụ thể thức tư duy duy cảm và phương thức nghĩ và cảm bằng bụng có thể là nền tảng, khởi nguồn cho các hiện tượng, các tố chất sau ở người Việt: 

a - Hiện tượng hành động bầy đàn mang tính vô thức bản năng, thiếu sự chọn lọc, phê phán, giảm thiểu tối đa các khác biệt về cá tính và cái tôi cá nhân nhưng dễ tự phát  hình thành các phong trào hành động cộng đồng tạo nên sức mạnh trên diện rộng. 

b - Phát triển các tư duy ứng phó trước mắt, có khả năng giải quyết tình huống nhanh, có hiệu quả nhưng thiếu tư duy phát triển logic dài lâu.

c - Tính thực dụng đôi khi ấu trĩ vì thiếu tầm nhìn (tham bát bỏ mâm), có xu hướng thích đầu cơ, đánh quả nhanh, thích ứng nhanh với hoàn cảnh nhưng không  bền vững. 

d - Tính chủ quan và năng lực tự huyễn hoặc bản thân. Điều này cũng giúp con người dễ cả tin và lạc quan trong các hoàn cảnh khó khăn...

Về những vấn đề vừa nêu ở trên, cần phải có những khảo cứu riêng rẽ sâu hơn mới có thể làm rõ những mặt mạnh và yếu khi vận dụng chúng vào thực tiễn đã thay đổi rất căn bản hiện nay trong thời toàn cầu hóa.. 

Việc hình thành và truyền bá lại cho đời sau các hình thái tư duy khác nhau, các nền văn hóa khác nhau không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Nó được quy định bởi điều kiện sông, hoàn cảnh địa lý, lịch sử, kinh tế xã hội của con người và quốc gia đó. 

Đó cũng là các kinh nghiệm, phương pháp đã giúp cho con người vượt lên trên số phận và thử thách của thiên nhiên trong suốt chiều dài lịch sử đã qua, khẳng định sự tồn tại và phát triển của họ với tư cách là một dân tộc, một quốc gia độc lập. Nghiên cứu hay đọc về những vấn đề này đều không nhằm mục đích khen chê, phân định đúng, sai. Chúng ta chắc không muốn sau này bị con cháu đời sau đem ra phán xử, vậy chúng ta không nên cho mình quyền làm điều đó với các thế hệ lịch sử đã qua. 

Chỉ khi hiểu được xuất xứ và bản chất của vấn đề ta mới có thể vận dụng chúng ở thế mạnh và khắc phục chúng ở các khiếm khuyêt một cách có lợi cho công cuộc phát triển của đất nước trong hoàn cảnh đã đổi thay căn bản của ngày hôm nay. 

Tài liệu khảo cứu sơ bộ viết tại Hà Nội 12/2008 và chỉ nên công bố vào năm 2109, GS. Trí Việt.

***
Thay cho lời kết
 
Tất nhiên trước một hiện tượng  văn hóa xã hội có  thể có nhiều cách nhìn nhận từ các góc độ  khác nhau  và từ đó có cách  lý giải khác nhau. Bài viết được trích đăng trước hết chỉ nêu quan điểm riêng của tác giả để chúng ta cùng suy ngẫm và tiếp tục xem xét.


Nhận thức bao giờ cũng là một quá trình tốn kém, gian khó và hoạt động tư duy vì vậy rất cần một bầu không khí dân chủ  thật sự với tinh thần tự giác tuân thủ các luật chơi  của mỗi chúng ta . 

Ông cha mình thường dặn "Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại" và chẳng ai dại gì "Vạch áo cho người xem lưng". Cũng có thể vì lý do truyền thống đó cho nên vị giáo sư khả kính ghi rõ khảo cứu trên chỉ nên công bố sau 100 năm nữa, tức là năm 2109. Khi đó người Việt mình có thể đã không còn mặc cảm về các điều được nêu ra vì chúng có thể đã trở nên xưa cũ không còn đáng chấp nữa và đất nước có thể đã trưởng thành và phát triển rực rỡ nhiều rồi. 

Nhưng liệu lúc ấy có ai cần những khảo cứu kiểu này nữa không? Ở vào cái thời buổi của Internet và toàn cầu hóa rồi mà vị giáo sư già vẫn còn cẩn thận kiểu cũ quá! Tôi mạn phép cứ xin công bố ở đây, gửi tới ông lời xin lỗi trước và hy vọng ông sẽ thể tình cho tôi và các bạn. 



23 tháng 4, 2009

Hoa Xương rồng...(ST)


Cây xương rồng trồng trên đất rắn, long vẫn hoàn long (Trạng Quỳnh)


Gió Lào, cát bỏng mặc giời
Hoa xương rồng vẫn ngời ngời sắc hương





































The End

20 tháng 4, 2009

Hoa Hồng...(ST)


Hồng càng đẹp càng lắm gai
Nhưng nhiều gai quá còn ai dám xài












































The End


Xem thêm: http://www.cuanhcuem.net/2013/01/tong-hop-cach-chen-emoticons-threaded-comments-blogspot.html#ixzz2IQmbcy1R Under Creative Commons License: Attribution Non-Commercial